Thủ tục: Cho phép hoạt động giáo dục nhà trường, nhà trẻ tư thục

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp thị xã;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng giáo dục và đào tạo;
- Cơ quan phối hợp: Các phòng có liên quan.


* Trình tự thực hiện:

(1). Đối với cá nhân, tổ chức có yêu cầu

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa/Trung tâm hành chính công cấp thị xã.

- Nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ và giấy hẹn ngày trả kết quả.

- Căn cứ vào thời gian ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ đến Bộ phận một cửa/Trung tâm hành chính công cấp thị xã nhận kết quả.

(2). Đối với Cơ quan hành chính nhà nước

- Cán bộ chuyên trách Phòng Giáo dục và Đào tạo tại Bộ phận một cửa/Trung tâm hành chính công cấp thị xã tiếp nhận, thẩm định hồ sơ của cá nhân, tổ chức;

- Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra, tổng hợp kết quả thẩm định, lập biên bản, dự thảo Quyết định, trình lãnh đạo phòng GD&ĐT phê duyệt.

- Bộ phận chuyên trách của Bộ phận một cửa/Trung tâm Hành chính công cấp thị xã trả kết quả cho cá nhân/tổ chức theo quy định.

*Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa/Trung tâm hành chính công cấp thị xã.

* Thành phần hồ sơ:

a) Bản sao chứng thực Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;

b) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;

c) Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập nhà trường, nhà trẻ. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tài chính;

d) Danh sách đội ngũ giáo viên trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng giáo viên;

đ) Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn trong đó ghi rõ  trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý;

e) Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;

g) Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 27, 28, 29, 30 của Điều lệ trường mầm non;

h) Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở nhà trường, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 5 (năm) năm;

i) Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền hiện có do nhà trường, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của nhà trường, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ khi nhà trường, nhà trẻ được tuyển sinh.

k) Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ.

Số lượng bộ hồ sơ: 01 (một) bộ.

* Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà trường, nhà trẻ tư thục.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp thị xã;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng giáo dục và đào tạo;

- Cơ quan phối hợp: Các phòng có liên quan.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép hoạt động giáo dục nhà trường, nhà trẻ tư thục của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo.

* Lệ phí: Không

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Có Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;

(1) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể:

a)  Nhà trường, nhà trẻ

- Nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ; đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.

- Độ dài đường đi của trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ: đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn không quá 1 km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km.

- Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với khu vực đồng bằng, trung du; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và núi cao.

Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích sử dụng đất bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp thị xã chịu trách nhiệm lập đề án báo cáo việc sử dụng diện tích thay thế và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

-  Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, tre, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào. Cổng chính của nhà trường, nhà trẻ có biển tên nhà trường, nhà trẻ theo quy định.

-  Cơ cấu khối công trình:

+  Yêu cầu chung:  Các công trình phải đảm bảo đúng quy cách về tiêu chuẩn thiết kế và các quy định về vệ sinh trường học hiện hành;  Bố trí công trình cần đảm bảo độc lập giữa khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phục vụ; Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi; Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy; Đảm bảo điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng.

+  Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được xây dựng tương ứng số nhóm, lớp theo các độ tuổi của nhà trường, nhà trẻ, đảm bảo mỗi nhóm, lớp có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em riêng. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em gồm:  Phòng sinh hoạt chung; Phòng ngủ; Phòng vệ sinh; Hiên chơi.

+ Khối phòng phục vụ học tập: phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng.

+ Khối phòng tổ chức ăn: khu vực nhà bếp và kho.

+ Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường; Phòng hiệu trưởng; Phòng phó hiệu trưởng; Phòng hành chính quản trị; Phòng Y tế;  Phòng bảo vệ;  Phòng dành cho nhân viên;  Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;  Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên.

-  Sân vườn gồm: sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi- cây xanh.

b)  Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

-  Phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng; nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc gỗ. Được phép sử dụng phòng sinh hoạt chung làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo. Phòng sinh hoạt chung có các thiết bị sau:  Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp; Bàn, ghế, bảng cho giáo viên; Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu; Hệ thống đèn, hệ thống quạt.

-  Phòng ngủ: Đảm bảo 1,2 - 1,5m2 cho một trẻ; đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ bao gồm các thiết bị sau:  Giường, phản, chiếu, đệm, chăn, gối, màn, quạt tuỳ theo khí hậu từng miền;  Hệ thống tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng phục vụ trẻ em ngủ.

-  Phòng vệ sinh: Đảm bảo 0,4 - 0,6m2 cho một trẻ; đối với trẻ mẫu giáo có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh được xây dựng liền kề với phòng sinh hoạt chung, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát. Phòng vệ sinh có các thiết bị sau:

+  Đối với trẻ nhà trẻ: vòi nước rửa tay; ghế ngồi bô; có thể bố trí máng tiểu, bệ xí cho trẻ 24 - 36 tháng; vòi tắm; bể có nắp đậy hoặc bồn chứa nước.

+  Đối với trẻ mẫu giáo: vòi nước rửa tay; chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái; vòi tắm; bể có nắp đậy hoặc bồn chứa nước.

-  Hiên chơi: Đảm bảo 0,5 - 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8-1m, sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,1m".

c)  Nhà bếp

-  Đảm bảo 0,3- 0,35m2 cho một trẻ. Gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều.

-  Nhà bếp có các thiết bị sau đây:

+  Có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường; Có dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;

+  Có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú; Có đủ nước sử dụng, chất lượng nước phải được cơ quan Y tế kiểm định;

+  Đảm bảo việc xử lí các chất thải đúng quy định; Đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ.

d)   Yêu cầu về thiết bị, đồ dùng đồ chơi, tài liệu

-  Nhà trường, nhà trẻ phải có đủ thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cá nhân, tài liệu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

-  Nhà trường, nhà trẻ sử dụng các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu ngoài danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ em mầm non.

-  Nhà trường, nhà trẻ phải có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu.

(2)  Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;

(3) Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

(4) Có Chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

(5) Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 22, Điều 24 của Điều lệ trường mầm non;  

(6) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

(7)  Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

* Căn cứ pháp lí của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục;

- Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quyết định Ban hành Điều lệ trường mầm non.


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Tin mới nhất